Ngày hội Học thông qua Chơi

Ngày hội Học thông qua Chơi là hoạt động ngoại khóa được tổ chức tại các trường tiểu học. Cha mẹ và học sinh cùng tham gia vào các hoạt động vui vẻ, bổ ích để tìm hiểu về Học thông qua Chơi, các lợi ích của Học thông qua Chơi và được các thầy cô hướng dẫn áp dụng các hoạt động đơn giản tại nhà với con của mình, góp phần giúp các con phát triển toàn diện.

 

Hướng dẫn 5 bước để

Ngày hội Học thông qua Chơi

Tổng quan


Ngày hội Học thông qua Chơi "" - Dự án iPLAY: Lồng ghép Học thông qua Chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam (Tổ chức VVOB)

5 bước

Ai? Một người nào đó...

Danh sách kiểm tra tài nguyên

Thời gian

Chương trình kéo dài 1,5 - 2 tiếng là phù hợp.


Hoạt động

Tìm hiểu về Học thông qua Chơi:

  • Khái niệm HTQ
  • 5 đặc điểm của HTQC
  • 4 nguyên tắc áp dụng HTQC tại nhà

Gợi ý về cách thức tổ chức

Tổ chức chơi nhảy lò cò để tìm hiểu về HTQC:

  • Chuẩn bị 4 khu vực làm điểm đích. Mỗi điểm đích có 10 thẻ giải thích về 10 nội dung (1 khái niệm, 5 đặc điểm, 4 nguyên tắc). Và có 1 khu vực để các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên. Ở khu vực kết quả, GV dán/ghi sẵn tên từng nội dung lên tờ giấy A0:
  1. Khái niệm.
  2. Vui vẻ.
  3. Có ý nghĩa.
  4. Tham gia tích cực.
  5. Tương tác xã hội.
  6. Nhiều cơ hội thử nghiệm.
  7. Gắn kết hoạt động Học thông qua Chơi với nội dung học tập.
  8. Khuyến khích sự tự chủ của các con.
  9. Quản lý việc học tập của các con hiệu quả.
  10. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở.

>> khi các nhóm chọn được thẻ giải thích cho từng nội dung sẽ dán vào các phần tương ứng trong tờ giấy A0.

  • 35-37 phụ huynh chia thành 4 nhóm và xếp thành hàng dọc ( 9-10 cha mẹ/ 1 nhóm).
  • Giáo viên sẽ đọc câu hỏi:
  1. Thế nào là Học thông qua Chơi?
  • Cha mẹ ở hàng đầu tiên của mỗi nhóm sẽ nhảy lò cò tới khu vực của nhóm mình, lựa chọn thẻ phù hợp nhất để giải thích về thế nào là Học thông qua Chơi.  Chạy nhanh về khu vực dán kết quả, và dán lên phần - KHÁI NIỆM
  • Tương tự như vậy, lần lượt từ câu hỏi thứ 2 đến câu hỏi thứ 10, giáo viên đưa  ra hỏi về 9 nội dung còn lại. Các cha mẹ lần lượt theo hàng, nhảy lò cò về điểm đích để lựa chọn ra thẻ giải thích tương ứng với câu hỏi về  (2)Vui vẻ  (3) Có ý nghĩa  (4) Tham gia tích cực (5)Tương tác xã hội (6)Nhiều cơ hội thử nghiệm (7) Gắn kết hoạt động Học thông qua Chơi với nội dung học tập (8) Khuyến khích sự tự chủ của các con (9) Quản lý việc học tập của các con hiệu quả, (10) Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở.
  • Sau khi hỏi hết 10 câu hỏi, giáo viên cùng 4 nhóm rà soát lại câu trả lời cho 10 câu hỏi. Trong quá trình rà soát từng nội dung, giáo viên có thể giải thích thêm cho cha mẹ về khái niệm của HTQC, đặc điểm của HTQC, 4 nguyên tắc của HTQC tại nhà.
  • Nếu có điều kiện (có máy tính và máy chiếu hoặc Tivi), giáo viên mời cha mẹ xem 1 video clip giới thiệu về HTQC.

Nhóm có nhiều  đáp án đúng nhất sẽ nhận được phần quà nhỏ.

Đồ dùng/ thiết bị, vpp

- Giấy A0

-Thẻ tên khái niệm, tên 5 đặc điểm, tên 4 nguyên tắc.

- 1 Thẻ giải thích nội dung khái niệm, 5 thẻ giải thích nội dung của 5 đặc điểm HTQC, 4 thẻ giải thích nội dung của 4 nguyên tắc

 

  •  Micro (để GV đọc câu hỏi)

 

-Máy chiếu, máy tính (nếu có).

 

-Phần quà nhỏ (có thể là bút chì, cục tẩy, vở…)

 


Hoạt động

Tìm hiểu về các lợi ích của HTQC đổi với sự phát triển của học sinh

Gợi ý về cách thức tổ chức

  • Chia cha mẹ làm 4 nhóm. Mỗi nhóm có 1 tờ giấy A0, vẽ hình 1 đứa trẻ.
  • Cha mẹ  thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: thực hiện trong 7 phút.

Theo các anh chị thì Học thông qua Chơi có những lợi ích gì cho trẻ? phát triển những lĩnh vực/kĩ năng nào cho trẻ?”

  • Các nhóm thống nhất, ghi các lợi ích ra thẻ màu.  Viết 1 ý/1 thẻ màu.
  • Yêu cầu các nhóm dán thẻ màu vào các vị trí phù hợp trên hình vẽ trẻ, tùy theo cách hiểu của mình.

(Hoặc giáo viên đặt các thẻ có viết sẵn 5 lợi ích vào các vị trí: 2 thẻ “Phát triển Nhận thức” và “Phát triển Sáng tạo” lên phía đầu đứa trẻ; 2 thẻ “Phát triển kỹ năng xã hội” và “Phát triển Cảm xúc” gần tim đứa trẻ; thẻ “Phát triển thể chất” gần chân đứa trẻ.  Sau đó yêu cầu cha mẹ đặt thẻ của mình vào các khu vực tương ứng trên hình tùy theo cách hiểu của họ)

  • Mời 1 nhóm cha mẹ trình bày, các nhóm khác lắng nghe, góp ý bổ sung.
  • Giáo viên kết luận và di chuyển các thẻ theo: 2 thẻ “Phát triển Nhận thức” và “Phát triển Sáng tạo” lên phía đầu đứa trẻ; 2 thẻ “Phát triển kỹ năng xã hội” và “Phát triển Cảm xúc” gần tim đứa trẻ; thẻ “Phát triển thể chất” gần chân đứa trẻ.
  • Nhóm nào có câu trả lời đúng và dán các thẻ đúng vị trí sẽ nhận được món quà nhỏ.
  • Để kết luận về nội dung này , giáo viên có thể chiếu video clip giới thiệu về lợi ích của HTQC cho cha mẹ xem. Trong trường hợp nhà trường không có máy tính, máy chiếu thì giáo viên sẽ thực hiện thuyết trình về lợi ích của HTQC  (Nội dung về lợi ích của HTQC - tham khảo trong phụ lục 2).

Hoạt động

Tìm hiểu về tổ chức các hoạt động HTQC tại nhà

Gợi ý về cách thức tổ chức

Tổ chức hoạt động “ Trộn lẫn và kết nối” để tìm hiểu về hoạt động HTQC tại nhà:

 

  • Chia cha mẹ thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có khoảng 9-10 cha mẹ.
  • Mỗi nhóm được phát 2 bộ thẻ:

01 bộ thẻ ghi tên 05 lĩnh phát triển của học sinh:

  • Phát triển ngôn ngữ.
  • Phát triển nhận thức.
  • Phát triển kĩ năng sáng tạo.
  • Phát triển kĩ năng xã hội.
  • Phát triển kĩ năng cảm xúc. 

01 bộ thẻ còn lại – 10 thẻ ghi tên 10 hoạt động HTQC cha mẹ có thể tổ chức tại nhà cùng con để giúp con phát triển 05 lĩnh vực ( mỗi lĩnh vực- có 2 hoạt động).

  • Cha mẹ thảo luận về nội dung các thẻ, lựa chọn các hoạt động HTQC tổ chức tại nhà và ghép tới lĩnh vực phát triển tương ứng.
  • Các nhóm dán kết quả lên giấy A0. 04 nhóm sẽ dán giấy A0 của mình cạnh nhau và đối chiếu kết quả với phần kết luận của giáo viên.

( Tham khảo tài liệu chuẩn bị trong phụ lục 3).

  • Giáo viên đưa ra kết luận bằng cách giới thiệu 1 số hoạt động HTQC cha mẹ có thể tổ chức tại nhà cùng con, có thể sử dụng Áp phích số 2.
  • Các nhóm lắng nghe và đối chiếu với kết quả của nhóm mình, tích vào những phần kết quả đúng.
  • Giáo viên chuẩn bị 2 tờ giấy A4: 1 tờ ghi  “ ĐỒNG Ý” và 1 tờ ghi “ KHÔNG ĐỒNG Ý”. Sau đó dán 2 tờ giấy về 2 khu vực khác nhau.
  • Giáo viên lần lượt đọc từng 1 hoạt động cha mẹ nên hỗ trợ GV khi áp dụng HTQC  (Nội dung về các hoạt động - tham khảo trong phụ lục 5).
  • Cha mẹ lắng nghe từng hoạt động và cá nhân cha mẹ xác nhận quan điểm cảu mình bằng cách di chuyển về góc có dán bảng “  ĐỒNG Ý” hoặc “  KHÔNG ĐỒNG Ý”
  • Giáo viên hỏi một số cha mẹ lý do tại sao lại chọn đứng ở góc “ ĐỒNG Ý” hay “ KHÔNG ĐỒNG Ý”.

 

  • Giáo viên sử dụng Áp phích số 3 để kết luận.

Bên cạnh các hoạt động tổ chức cho cha mẹ học sinh tìm hiểu về Học thông qua Chơi, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động hướng tới phát triển toàn diện  cho học sinh tại sân trường nhằm tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho cha mẹ, học sinh khi tham gia ngày hội Học thông qua Chơi. Ngoài ra, nhà trường có thể thể chức các hoat động chơi có sự phối hơp giữa cha mẹ và các con.

1. Phát triển thể chất:

Bao gồm các hoạt động kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể (chân, tay...), phản xạ và nhận thức được khả năng và giới hạn của cơ thể mình như sức bền,độ dẻo dai.

Các hoạt động vận động phù hợp lứa tuổi: 

Nhảy bao bố, lò cò;  

Nhảy dây,  

Kéo co 

Đá bóng vào gôn   

2. Phát triển nhận thức.

Bao gồm các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng quan sát, tư duy, đánh giá và giải quyết vấn đề…. 

Các hoạt động cho trẻ đọc truyện, kể chuyện, đóng kịch theo nhiều cách khác nhau  

Ví dụ:  

Trẻ được nghe hoặc được đọc sách truyện, sau đó được vẽ lại câu chuyện mình đã đọc hoặc sử dụng con rối vải hoặc đồ chơi khác để cùng bạn mình kể lại câu chuyện đó.   

3. Phát triển kĩ năng xã hội.

Bao gồm các hoạt động giúp trẻ tăng cường sự phối hợp làm việc theo nhóm,… 

Các hoạt động cần sự phối hợp các thành viên trong nhóm:

Ví dụ:

Có 2 nhóm học sinh đứng thành 2 hàng. Mỗi nhóm có 1 quả bóng. Thành viên đầu tiên chuyển quả bóng sang người thứ 2 và người thứ 2 chuyển cho người tiếp theo.Chuyển lần lượt cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng nhanh chóng chạy lên đưa bóng vào rổ. Sau 3 vòng chơi, nhóm nào đưa nhiều bóng vào rổ hơn sẽ là người chiến thắng. 

4. Phát triển kĩ năng cảm xúc.

Bao gồm các hoạt động giúp trẻ biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ một cách lành mạnh… 

Hoạt động giúp trẻ nhận diện, gọi tên các cảm xúc và biểu đạt cảm xúc  

Ví dụ:  

Tự vẽ hình mặt người vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,… lên các tấm bìa hoặc các viên sỏi lớn;  

Hoặc trẻ tự làm búp bê bằng vải và trang trí khuôn mặt búp bê theo cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…lên khuôn mặt búp bê  

 


  • HTQC góp phần phát triển nhận thức của các con.
  • HTQC góp phần phát triển kĩ năng sáng tạo của các con.
  • HTQC góp phần phát triển kĩ năng xã hội của các con.
  • HTQC góp phần phát triển kĩ năng cảm xúc của các con.
  • HTQC góp phần phát triển thể chất của các con
  • Hãy cùng xem video về lợi ích của HTQC tại đây: Lợi ích của HTQC.pptx

×