Bên cạnh các hoạt động tổ chức cho cha mẹ học sinh tìm hiểu về Học thông qua Chơi, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh tại sân trường nhằm tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho cha mẹ, học sinh khi tham gia ngày hội Học thông qua Chơi. Ngoài ra, nhà trường có thể thể chức các hoat động chơi có sự phối hơp giữa cha mẹ và các con.
1. Phát triển thể chất:
Bao gồm các hoạt động kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể (chân, tay...), phản xạ và nhận thức được khả năng và giới hạn của cơ thể mình như sức bền,độ dẻo dai.
Các hoạt động vận động phù hợp lứa tuổi:
Nhảy bao bố, lò cò;
Nhảy dây,
Kéo co
Đá bóng vào gôn
2. Phát triển nhận thức.
Bao gồm các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng quan sát, tư duy, đánh giá và giải quyết vấn đề….
Các hoạt động cho trẻ đọc truyện, kể chuyện, đóng kịch theo nhiều cách khác nhau
Ví dụ:
Trẻ được nghe hoặc được đọc sách truyện, sau đó được vẽ lại câu chuyện mình đã đọc hoặc sử dụng con rối vải hoặc đồ chơi khác để cùng bạn mình kể lại câu chuyện đó.
3. Phát triển kĩ năng xã hội.
Bao gồm các hoạt động giúp trẻ tăng cường sự phối hợp làm việc theo nhóm,…
Các hoạt động cần sự phối hợp các thành viên trong nhóm:
Ví dụ:
Có 2 nhóm học sinh đứng thành 2 hàng. Mỗi nhóm có 1 quả bóng. Thành viên đầu tiên chuyển quả bóng sang người thứ 2 và người thứ 2 chuyển cho người tiếp theo.Chuyển lần lượt cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng nhanh chóng chạy lên đưa bóng vào rổ. Sau 3 vòng chơi, nhóm nào đưa nhiều bóng vào rổ hơn sẽ là người chiến thắng.
4. Phát triển kĩ năng cảm xúc.
Bao gồm các hoạt động giúp trẻ biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ một cách lành mạnh…
Hoạt động giúp trẻ nhận diện, gọi tên các cảm xúc và biểu đạt cảm xúc
Ví dụ:
Tự vẽ hình mặt người vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,… lên các tấm bìa hoặc các viên sỏi lớn;
Hoặc trẻ tự làm búp bê bằng vải và trang trí khuôn mặt búp bê theo cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…lên khuôn mặt búp bê